Home › Forums › Forex › Phân tích chuyên gia › Đồng Dollar giảm nhẹ do nhà đầu tư yêu thích rủi ro trở lại
-
AuthorPosts
-
-
thao1510
ParticipantĐồng dollar Mỹ giảm xuống thấp hơn vào thứ sáu cùng với đồng yên Nhật do các loại tiền tệ rủi ro hơn được ưa chuộng nhiều hơn, với trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ mất đà tăng và thị trường chứng khoán toàn cầu ổn định.
Một số dữ liệu mềm gần đây của Hoa Kỳ, cùng với việc số ca nhiễm COVID-19 tăng lên ở nhiều nơi trên thế giới, đã làm dấy lên lo ngại rằng sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu đang cạn kiệt động lực, dẫn đến chuỗi suy giảm trong tám ngày liên tục của lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm cho đến khi tăng lại vào thứ sáu, ngày 9 tháng 7.
Edward Moya, chuyên gia phân tích cao cấp về thị trường châu Mỹ tại OANDA cho biết: “Tất cả trong tuần này là về thị trường trái phiếu và sự sụp đổ của lợi suất trái phiếu chính phủ. Một số động thái đó có lẽ đã diễn ra quá trớn.”
Lợi suất tăng lên lại vào thứ sáu đã hỗ trợ các tài sản và tiền tệ rủi ro hơn, với thị trường chứng khoán toàn cầu tăng lên và đồng dollar Úc và New Zealand, vốn được liên kết với giá hàng hóa, bắt đầu được giá.
Hôm thứ sáu, đồng dollar Úc đã tăng 0.79% lên 0.74905 USD, sau khi chạm mức thấp nhất trong năm 0.7410 USD trong phiên trước đó. Đồng dollar New Zealand cũng tăng 0.81% lên 0.7002 USD sau khi giảm hơn 1% trong phiên thứ năm.
Đồng euro cũng tiếp tục tăng thêm 0.27% lên 1.1876 USD sau khi tăng 0.45% vào thứ năm.
Chỉ số dollar Mỹ giảm 0.252% xuống còn 92.131.
Joe Manimbo, chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại Western Union (NYSE: WU), cho biết sự sụt giảm của đồng bạc xanh một phần là do nhà đầu tư chốt lời trước khi Hoa Kỳ công bố dữ liệu quan trọng về lạm phát của tháng 6 trong tuần này.
Ông nói: “Phe giá tăng của đồng dollar chỉ đang rút một ít vốn ra khỏi thị trường.”
Đồng yên Nhật, vốn được xem là đồng tiền trú ẩn an toàn, đã giảm giá khi khẩu vị cho rủi ro bắt đầu phục hồi.
Steen Jakobsen, trưởng phòng đầu tư tại Saxo Bank, cho biết: “Sự sụt giảm của đồng dollar và yên Nhật [hôm thứ sáu] đi ngược lại với khẩu vị rủi ro trên thị trường chứng khoán cho thấy không có tác động lan tỏa rộng rãi hơn trên các thị trường tài chính – động thái tương tự cũng được thấy ở việc lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm tăng trở lại lên trên mức 1.3%.”
Đồng yên giảm 0.39% xuống còn 110.185, trả lại một số mức tăng so với đồng bạc xanh hôm thứ năm. Hôm đó, đồng yên đã có mức tăng trong ngày lớn nhất kể từ tháng 11.
Đồng dollar Canada tăng 0.61% so với dollar Mỹ lên 1.2453 USD khi giá dầu tăng lên và dữ liệu cho thấy Canada đã tạo thêm nhiều việc làm hơn dự kiến trong tháng 6 do các hạn chế phòng dịch được nới lỏng ở một số vùng của đất nước.
Trong một diễn biến khác, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết họ sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) – tỷ lệ phần trăm tiền gửi mà các công ty cho vay phải giữ lại trong dự trữ – đối với tất cả các ngân hàng xuống 50 điểm cơ bản. Quy định này sẽ có hiệu lực từ ngày 15 tháng 7, giúp thúc đẩy nhiều hơn việc quay trở lại các tài sản rủi ro.
Moya của OANDA cho biết: “Chúng ta có thể sẽ thấy nhiều động lực hơn nữa từ việc cắt giảm RRR này và tôi nghĩ rằng chúng ta có thể sẽ thấy động lực tiếp tục khi thị trường châu Á mở cửa [vào đầu tuần].”
Trong tuần bắt đầu vào ngày 12 tháng 7, doanh thu ngành bán lẻ của Hoa Kỳ trong tháng sáu cũng sẽ được báo cáo cùng với các báo cáo thu nhập của các ngân hàng Hoa Kỳ.
Thêm vào tuần bận rộn sắp tới, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ Jerome Powell cũng dự kiến sẽ điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ. Các quyết định về tỷ giá của các ngân hàng trung ương Nhật Bản, Canada và New Zealand cũng sắp được thông qua trong tuần.
-
-
AuthorPosts